VIDEO HAI HOAI LINH

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

 Game Chơi cờ vua 3 - Game CHƠI CỜ


Những cách chơi cờ Tướng thú vị hiện nay

Những cách chơi cờ Tướng thú vị hiện nay

Nằm trong bốn thú vui tao nhã của người xưa còn tồn tại và phát triển cho đến ngày hôm nay, cờ Tướng chinh phục người chơi bởi tính năng trí tuệ. Đến nay, chưa có một trò chơi nào có thể thay thế vị trí của cờ Tướng trong lòng người. Với cờ Tướng, người chơi được tìm thấy một không gian thư giãn bổ ích và tuyệt vời, thêm vào đó được rèn luyện cho mình những kỹ năng nhất định. Đến nay, cờ Tướng đã là môn thể thao thi đấu quốc tế phù hợp với mọi lứa tuổi. Trong đó, ở Việt Nam trò chơi  cờ Tướng đã tạo nên một nét đẹp văn hóa khi con người sáng tạo ra nhiều kiểu chơi khác nhau.
Theo lẽ thông thường, cờ Tướng được chơi hai người khi cùng nhau thi đấu trên một bàn cờ, nhưng bộ môn này cũng có những “biến hóa” thú vị trong cách chơi.
1.  Đấu cờ đồng loạt.
Một đấu thủ có thể chơi cùng lúc trên nhiều bàn cờ với nhiều người khác nhau
2.  Chơi cờ không nhìn bàn (còn gọi là cờ mù hay cờ tưởng).
Ngày nay cờ tưởng chia làm hai loại: một loại dành cho những người khiếm thị và một loại là người sáng mắt đánh với nhau mà không nhìn bàn- đây là kiểu chơi cờ Tướng dành cho các cao thủ trong làng cờ vì họ đã nhớ hết các quân đi.
3 . Chơi cờ chấp
Cờ chấp tức là chơi có chấp quân. Đây cũng là một dạng chơi cá độ, thường là cá độ ăn tiền khi một bên sẽ chấp bên
“yếu hơn” những quân nhất định.
Trong cờ tướng còn có:
4. Giải cờ thế
Trong cờ  Tướng, có  một cách chơi là những người bày sẵn thế có trên các bàn cờ ở ven đường, trong công viên hay ở các dịp lễ hội, dịp Tết. Ai giải được (phá được thế) thì được tiền, không giải được thì mất tiền.
5.  Đánh cờ bỏi
Trên một sân đất rộng có vẽ hình bàn cờ, các quân cờ được vẽ to trên những tấm bảng gỗ có chân cắm tại các vị trí đặt quân. Hai đấu thủ vào sân chơi cầm các quân cờ di chuyển nước đi. Cờ bỏi nhằm làm cho nhiều khán giả được xem thi đấu trực tiếp. Ngày xưa ngoài cờ bỏi còn có nhiều hình thức chơi có để có đông người xem khác như: cờ giếng (quân cờ được treo bên trên giếng làng, hai người chơi đi thuyền phía dưới cầm sào móc quân đi), cờ bướm (cờ có vẽ hình quân trên những chiếc quạt giấy lớn)…
6. Kỳ đài
Là một địa điểm thi đấu nhưng chỉ có hai người đánh, một là người thủ đài, người kia là công đài. Ai thắng thì giữ ngôi đài chủ lần sau, đài chủ phải đánh với người thánh đấu (tức người công đài mới người này phải nộp một khoản tiền nhỏ mới được công đài). Kiểu chơi này rất quyết liệt vì sự phân định thắng thua rõ ràng, người thắng được phần thưởng thường là bằng tiền với giá trị tương đối lớn.
7 . Cờ người
Là kiểu chơi đặc sắc và nghệ thuật nhất trong cờ tướng. Thường tổ chức vào các dịp lễ hội, Tết nhất… Các quân cờ đều do người thật đóng, chơi ngoài sân rộng hay sân đình làng… có phường bát âm tấu nhạc, có trống, có chiêng mỗi nước đi có phất cờ, có trống bỏi thúc dục. Ở miền Bắc đội cờ giống như một triều đình đủ mặt văn võ bá quan, ở miền Nam được mô tả như hai đội dũng sĩ dùng võ thuật để biểu diễn cờ.
Trên đây chính là những “biến thể” thú vị của Cờ Tướng được chơi phổ biến tại Việt Nam. Với niềm đam mê cờ, thì với người chơi đây là một trong những kiểu chơi mang lại cho người chơi nhiều niềm vui nhất.

Chơi cờ tướng

Trò chơi: Chơi cờ tướng

Hướng dẫn chơi cờ Tướng


Hướng dẫn chơi cờ Tướng
Luật cờ tướng gồm 4 phần: 1- Luật cơ bản cho biết những nước đi của quân cờ. 2-Thuật ngữ chuyên dùng trong cờ tướng. 3- Luật cao cấp giới hạn một số nước đi của quân cờ nhằm đảm bảo trận đấu công bằng. 4- Luật xử hòa hạn chế thời gian một ván cờ kéo dài không cần thiết.


LUẬT CƠ BẢN 
Luật di chuyển các quân cờ như sau:
    1. Tướng: Mỗi nước đi một ô, đi ngang hoặc dọc. Tướng luôn ở trong phạm vi cung."Cung" gồm 4 hình vuông nhỏ được gạch đường chéo.
    2. Sĩ: Đi chéo, mỗi nước một ô. Sĩ luôn ở trong "Cung" giống như Tướng.
    3. Tượng: Đi chéo 2 ô mỗi nước, đi ngang hoặc dọc. Tượng không được phép qua sông sang bàn cờ của đối phương.Nước đi của Tượng không hợp lệ khi có quân cờ chặn giữa đường.
    4. Xe: Đi ngang hoặc dọc khắp bàn cờ miễn không có quân khác cản trên đường đi.
    5. Mã: Đi ngang 2 ô và đi dọc 1 ô ( hoặc đi dọc 2 ô và đi ngang 1 ô) cho mỗi nước đi.Nếu có quân khác nằm cạnh mã và cản đường ngang 2 hoặc cản đường dọc 2, thì mã không được đi đường đó.
    6. Pháo: Đi ngang hoặc dọc giống như Xe. Điểm khác là khi Pháo muốn ăn quân của đối phương thì giữa Pháo và quân muốn ăn phải có quân cản ở giữa.
    7. Tốt: Đi mỗi nước một ô. Nếu Tốt chưa qua sông thì chỉ được đi thẳng tiến. Khi đã vượt qua sông có thể đi ngang hoặc đi thẳng tiến, mỗi nước một ô.
    8. Ăn quân: Khi quân di chuyển đến một vị trí đang đứng của quân đối phương, quân đối phương bị ăn và bị lấy ra khỏi bàn cờ.
    9. Chống tướng: 2 tướng trên bàn không được nằm trên cùng một cột dọc mà không có quân cản ở giữa.Nước đi để 2 quân tướng ở vị trí chống tướng là không hợp lệ.

Kết thúc trận đấu: 
    - Chiếu bí: Nếu một bên chiếu (bắt Tướng) và đối phương không còn khả năng đỡ. Bên chiếu tướng thắng.
    - Hết nước đi: Nếu một bến tới lượt đi nhưng không có nước hợp lệ để đi, bên đó sẽ bị thua.
    - Khi một hoặc 2 bên vi phạm luật cao cấp.

Thuật ngữ:những từ được dùng trong cờ tướng
    1. Chiếu Tướng: Bất kỳ nước đi nào làm cho Tướng của đối phương bị ăn ở nước tiếp theo.
    2. Thí Quân: Một quân sẽ đi chuyển đến vị trí mà có thể bắt quân cùng loại của đối phương và sau đó quân đó cũng có thể bị bắt lại nếu đối phương muốn.
    3. Đuổi Quân: Một quân di chuyển đến vị trí mà nó có thể bắt quân nào đó của đối phương(trừ Tướng) trong nước tiếp. Hoặc một nước đi làm cho Pháo chiếu quân đối phương.Loại trừ các ngoại lệ sau:
    + Khi nước đi của Tướng hoặc Tốt chiếu quân đối phương. Nước đi này không gọi là nước đuổi quân.
    + Nước đi hăm dọa Tốt chưa sang sông không được cho là nước đuổi quân.
    + Nước thí quân không được gọi là nước đuổi quân.
    4. Quân được bảo vệ: Một quân bị đuổi được gọi là bảo vệ nếu quân đuổi của đối phương nếu ăn nó có thể bị ăn lại ngay trong nước tiếp. Ngoại trừ trường hợp là Xe không bao giờ được gọi là được bảo vệ khi nó bị đuổi bởi Pháo hay Mã của quân đối phương.

LUẬT CAO CẤP
   Tất cả nước đi theo luật cơ bản là hợp lệ ngoại trừ các tình huống sau:
    1. Chiếu dai: Chiếu liên tục đối phương bằng 1 hoặc nhiều quân của mình là không hợp lệ
    2. Đuổi dai: Liên tục đuổi một quân của đối phương bằng một hoặc nhiều quân của mình là không hợp lệ.
    + Khi một bên vi phạm luật cao cấp và bên kia không vi phạm, bên vi phạm bị xử thua.
    + Khi cả hai cùng vi phạm luật cao cấp, ván cờ được xử hòa.
    + Khi một bên vi phạm luật chiếu dai, một bên vi phạm luật đuổi dai, bên chiếu dai bị xử thua.
    Luật Cờ Tướng cho phép giới hạn một bên chiếu hoặc đuổi 6 nước liên tục với 1 quân, 12 nước liên tục với 2 quân và 18 nước liên tục với 3 quân. Nếu quá giới hạn sẽ áp dụng luật cao cấp.

LUẬT XỬ HÒA
Khi cả hai bên không có khả năng thắng, người chơi nên quyết định hòa ván chơi. Để tránh ván cờ kéo dài quá lâu, Luật cờ tướng đưa ra 3 trường hợp để xử hòa:
    1. Effective Rule( Luật nước đi có hiệu lực): Khi tổng số nước đi bằng 120 nước (không tính những nước đuổi và chiếu, cũng như nước đối phó với nước đuổi và chiếu).
    2. Progress Rule (Luật tiến triển): Khi tổng số nước đi kể từ lần cuối cùng ván cờ có tiến triển là 30. Ván cờ có tiến triển là khi có quân bị bắt hoặc khi Tốt đã sang sông và tiến lên một bước.
    3. Moves Rule (Luật nước đi): Khi tổng số nước đi của ván cờ là 300.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More